Đánh giá Kinh_tế_Việt_Nam_thời_Pháp_thuộc

Trong những biến đổi xã hội vì sự xâm nhập của người Pháp là nhiều mặt hàng mới, trong đó có nhiều thực vật được đưa vào Việt Nam từ châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và cả những nước châu Á lân cận góp nguồn. Đồn điền cây cà phê (xuất phát từ châu Phi), cây cao su (từ Nam Mỹ) được quy hoạch và phát triển, biến đổi hẳn bộ mặt đất nước, đưa dân lên miền núi khai thác và định cư. Ở miền xuôi thì trái cây nhiệt đới như chôm chôm, măng cụt cũng được trồng, lấy giống từ Mã Lai, Nam Dương. Ngoài ra nhiều loại rau như khoai tây, súp lơ, xu hào, cà rốt, tỏi tây nhập cảng từ Pháp được trồng quy mô kể từ năm 1900.[20] Nhiều món ăn mới cũng theo chân người Pháp ra mắt ở Việt Nam như bánh mì, , pho mát, cà phê rồi trở thành quen thuộc.

Số lượng công chức, chuyên gia mà Pháp đưa sang Việt Nam ít hơn 15 lần so với số lượng mà Đế quốc Nhật Bản đưa sang thuộc địa Triều Tiên trong cùng thời kỳ. Do quy mô nền công nghiệp của thực dân Pháp ở Việt Nam quá nhỏ, sự phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu nông nghiệp, việc thiếu năng lực thể chế có nghĩa là Việt Nam không có nền tảng để phát triển sau khi giành độc lập. Bởi những nguyên nhân này, ngay cả khoản viện trợ 115 tỷ USD (tính theo thời giá 2011) mà Mỹ đổ vào miền Nam Việt Nam (từ năm 1954 tới 1975) cũng không thể được sử dụng một cách hiệu quả.[21]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_tế_Việt_Nam_thời_Pháp_thuộc http://www.vjol.info/index.php/khxhvn/article/view... http://laodong.com.vn/xa-hoi/70-nam-nan-doi-lich-s... http://www.vanhoanghean.com.vn/tap-chi/nhung-goc-n... http://www.vr.com.vn/thongtinchung_lichsupt.html http://kketoan.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn... http://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/202... http://www.hochiminhcity.gov.vn/left/gioi_thieu/li... http://hkhktcd.vn/hoi-khoa-hoc-ky-thuat-cau-duong/... https://www.wider.unu.edu/sites/default/files/WP20... https://web.archive.org/web/20100201074131/http://...